Blog tin tức thiết kế và cẩm nang, kinh nghiệm thiết kế đồ họa

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

"Chúng ta cần một brochure". Sếp của bạn buột miệng phát ra bốn từ tưởng chừng như đơn giản đấy nhưng bạn phải gánh một nhiệm vụ ngốn hết thời gian của bạn hàng tuần, hàng tháng liền.

Tuy nhiên một quyển brochure (hay còn gọi là sổ giới thiệu) không hề phức tạp đến như vậy và không cần thiết phải làm phức tạp nó.

Nằm trong chiến lược marketing của một công ty, một cuốn brochure được thiết kế tốt là kết quả của một kế hoạch được chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu. Sau đây là những chỉ dẫn mang tính thực hành cao mà các nhà thiết kế tương lai cần biết:

Brainstorming

Làm brainstorming với những người chịu trách nhiệm chính trong việc thiết kế brochure, bao gồm nhà thiết kế, người viết lời, nhiếp ảnh gia, giám đốc dự án và những lãnh đạo đã bật đèn xanh cho dự án này. Điều này rất quan trọng cho những người ra quyết định và trong phần trường hợp sẽ tránh được chi phí cho việc viết lại và thiết kế lại.

Buổi brainstorming là giai đoạn quan trọng nhất, nó đòi hòi cả não trái và não phải của những người tham gia cùng hoạt động. Ellen Gray, giám đốc công ty truyền thông Gray Matters – một công ty về marketing và quan hệ công chúng ở Miami- giải thích về tính quyết định của buổi họp đầu tiên,

"Khách hàng thường có những tầm nhìn và trông đợi về cái mà họ muốn. Chúng tôi thảo luận cả về nội dung và hình thức, và quan trọng nhất là nhưng thông điệp mà họ muốn truyền đạt và công chúng mục tiêu của họ là ai."

Tom Salvo, giám đốc sáng tạo của HighGround Inc., một công ty quảng cáo dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, đưa ra quan điểm của mình:

"Chúng tôi làm brainstorm như một đội và ấn định một buổi thảo luận với khách hàng, người thiết kế và viết lời để phát triển chiến lược sáng tạo cho brochure. Tất cả các công việc được triển khai từng bước một với sự tham gia của khách hàng."

Xác định mục đích của brochure

Brochure giữ vai trò gì trong các nỗ lực marketing của bạn? – Nó có phải để hỗ trợ cho các nhân viên bán hàng? Để gửi thư? Là một phần trong bao bì? Một phần của cuộc triển lãm giới thiệu sản phẩm? Và nó phối hợp như thế nào với các nỗ lực marketing khác?

Xác định đối tượng và thông điệp.

Nó dành cho tất cả các khách hàng hay chỉ cho một phân đoạn nhất định? Loại người nào sẽ dọc chúng? Thông điệp phải tập trung vào sáng tạo? Hay kỹ thuật? Hay đơn giản là có sao nói vậy?

Tyler Blik, giám đốc công ty thiết kế Tyler Blik ở San Diego, California nói: "Hãy hiểu công chúng của bạn. Xác định thông điệp và những điểm chính yếu mà bạn muốn thực hiện và hãy tự hỏi mình rằng nó có phù hợp với toàn bộ mục tiêu và mục đích của công ty không?"

Hãy tính đến đối thủ cạnh tranh.

Linda Costa, giám đốc công ty WORDWISE, khuyên "Bạn phải chắc chắn rằng brochure phải giới thiệu một cách tốt nhất có thể công ty của bạn hoặc sản phẩm của bạn và từng chi tiết một phải làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh, không thì chí ít cũng phải bằng thế."

Costa khuyến khích khách hàng mang các quyển brochure của các đối thủ cạnh tranh tới buổi họp đầu tiên để có thể xác định được mức độ tối thiểu cần đạt tới của brochure.

Kinh phí của bạn tới chừng nào? Hãy tìm hiểu ngân sách cho dự án trong đó bao gồm cả việc in ấn. Nếu bạn phải tự lập ngân sách, bạn cần gặp nhà thiết kế, người viết lời, nhiếp ảnh gia và nhà in để có thể tổng hợp các thông tin về chi phí.

Không có một chi phí trung bình cho một cuốn brochure bới nó rất biến động tùy theo mức độ sáng tạo, loại giấy, màu sắc, khổ và dạng của brochure.

Tạo phần lời và thiết kế maket.

Việc quyết định liệu phần lời hay phần thiết kế sẽ làm trước là một câu hỏi hóc búa không kém câu hỏi gà hay trứng có trước. Phần lớn các chuyên gia đều đồng tình với việc phải có một sự đồng bộ. "Cả hai phần này nên làm cùng nhau và đồng thời là lý tưởng nhất. Nhiều lần chúng tôi phải nghĩ về từ ngữ cần được diễn đạt cùng lúc đang phát triển hình ảnh đằng sau thông điệp đó" Tyler Blik nói.

Tom Salvo thêm vào: "Đấy thực sự là một quá trình hợp tác mà thông thường yêu cầu cả phần lời và phần thiết kế phát sinh đồng thời."

Khi viết lời, tránh việc đưa quá nhiều thông tin chi tiết và vụn vặt về công ty vào brochure. Quan điểm là một quyển brochure để có được một cái nhìn bao quát và đạt được sự quan tâm rộng rãi chứ không trực tiếp làm phát sinh việc giao dịch mua bán. Với mục đích như vậy, hãy làm phần lời đơn giản và thích hợp với đối tượng nhắm tới.

Đừng đi vào khu rừng của những thuật ngữ khó hiểu và những trò chơi chữ. Và nếu bạn dùng từ quá thời thượng thì chúng cũng sẽ mau chóng trở nên lỗi thời.

Tyler Blik đồng tình: "Đừng cố gắng nói tất cả mọi thứ trong brochure. Nếu bạn muốn họ quan tâm, hãy tạo ra một lời kêu gọi hành động. Quá nhiều lần đội ngũ marketing và bán hàng làm rối tung cuốn brochure, mỗi trang họ lại đưa ra một thông điệp. Thật là một thứ hổ lốn."

Trước tiên cần phải có một maket (thông thường là phác thảo đầu tiên), phần lời hoàn chỉnh sẽ được thêm vào, và người thiết kế sẽ đưa ra những đề nghị về kích cỡ và kiểu dáng và màu sắc.

Một nhà thiết kế tốt quả là vô giá trong giai đoạn này, hãy nghe những lời khuyên của họ. Họ biết dùng màu nào, cỡ nào, dạng nào để tạo hiểu quả cho sản phẩm cuối cùng và kinh phí sẽ ra sao.

Các nhà thiết kế thường là các thực hành gia trong một ngành nghề cụ thể và có thể cho bạn ý tưởng về brochure sẽ so sánh và đối lập với đối thủ như thế nào.

Màu sắc

Màu sắc sẽ ảnh hưởng tới chi phí và hình thức của brochure hoàn chỉnh. Bạn có thể tiết kiệm được khối tiền bằng những sáng kiến về thiết kế và chỉ sử dụng hai màu. Hoặc bạn có thể sử dụng những hình ảnh yêu cầu quá trình sử lý in bốn màu.

Tom Salvo khuyên rằng "Màu sắc tối quan trọng cho một brochure thành công, nhưng nó phải hữu dụng và thực tiễn."

Đối với vấn đề màu sắc.

Tyler Blik nói "Đó là toàn bộ nội dung và biểu đạt nội dung. Một tác phẩm hai màu tuyệt vời luôn vượt lên trên các tác phẩm bốn màu tầm tầm. Tuy nhiên người ta đã chứng minh rằng 4 màu đạt được sự chú ý cao nhất."

Hãy cho các nhà in tham dự.

Các nhà in, cũng như các nhà thiết kế, có thể giúp đỡ rất nhiều trong việc đưa ra các gợi ý về bố cục của brochure. Theo Tyler Blik, nhà in nên tham gia vào quá trình ngay khi bắt đầu, "Đại diện của nhà in là đồng minh của bạn suốt toàn bộ quá trình. Sử dụng họ như bạn sử dụng giám đốc marketing, người viết và nhiếp ảnh gia."

Làm việc với nhà in của bạn ngay từ khi bắt đầu có thể tiết kiệm khối tiền và sức lực.

Linda Costa thường mời nhà in trước khi cô trình bản phác thảo cho khách hàng. Cô tìm kiếm những lời khuyên từ nhà in về loại giấy sử dụng, kích cỡ, bao bản có thể in trên một tờ giấy. "Đôi khi, bằng cách giảm kích cỡ chỉ 1 cm thôi, bạn có thể in được 2 bản trên một tờ thay vì một, và như vậy giảm đáng kể chi phí giấy," cô nói.

Costa thêm, "Chúng tôi luôn luôn hỏi các nhà in xem họ có gợi ý gì để giảm chi phí mà không ảnh hưởng tới chất lượng thiết kế. Bạn sẽ ngạc nhiên với các mánh khóe mà họ cho bạn."

In thử và in. Sau khi thống nhất tất cả các phần thiết kế và từ ngữ, đây là lúc in thử brochure của bạn. Tất cả những ai tham gia thiết kế không nên tham gia vào việc in thử. Một cách nào đó khó mà thấy được lỗi của chính mình. Hãy thuê môt ai đó đọc thử và đưa brochure cho các nhân viên trong công ty để họ xem với một con mắt "tươi mới".

Nhà thiết kế thường nên kiểm tra ngay tại nơi in và ngay trước khi in. Nhà thiết kế sẽ đảm bảo rằng màu sắc sẽ được in đúng và tất cả những chi tiết trong quá trình in ấn đã được xử lý tốt.

Sẵn sàng cho lần kế tiếp. Brochure của bạn cần được cập nhật theo thời gian. Hãy lưu giữ tất cả những thay đổi tiềm tàng và những phương thức cải tiến cho lần in tới.

Hãy tránh những lỗi thông thường!

Đừng tiết kiệm quá. Cũng tốt thôi khi bạn tiết kiệm tiền từ việc tham khảo ý kiến các nhà in và nhà thiết kế của riêng bạn. Nhưng đừng tiết kiệm đến mức thay đổi những điều cốt lõi của brochure, bằng không kết quả cuối cùng sẽ thể hiện rõ.

"Sai lầm thường gặp nhất của khách hàng là tin rằng chi phí quan trọng hơn là thuê một nhà chuyên nghiệp có kinh nghiệm và tiếng tăm."

Hãy lắng nghe các nhà chuyên nghiệp. Bạn đã thuê nhà thiết kế, người viết, nhiếp ảnh gia và nhà in trên cơ sở chuyên nghiệp của họ, vậy hãy lắng nghe lời họ. "Đôi khi các khách hàng có ý tưởng rất tốt về cái mà họ muốn khi thuê các chuyên gia bên ngoài nhưng họ lại không nói ra những ý tưởng của họ mà có thể là hiệu quả hơn," Elle Gray nói.

Hãy nghĩ rộng. Brochure của bạn chỉ là một thành phần của thông điệp marketing của bạn. Hãy đảm bảo nó đồng bộ với các yếu tố và phương tiện khác. "Các công ty thường không xem nó như là một phần trong toàn bộ chương trình truyền thông marketing," Linda Costa nói.

Cẩn thận khi tự làm. Thiết kế không chỉ đơn giản là cái máy tính mà bạn dùng, phần mềm bạn chạy. Có thể bạn tiết kiệm được khối tiền bằng việc sử dụng một phần mềm đồ họa mà không cần thuê nhà thiết kế.

Đấy là một hiểm họa. "Các phần mềm dễ sử dụng cho phép mọi người tự gán một cái mác nhà thiết kế nhưng rồi họ sẽ có một sản phẩm kém chuyên nghiệp, tẻ nhạt và không đặc trưng."

Nguồn IDEA4life

"Chúng ta cần một brochure". Sếp của bạn buột miệng phát ra bốn từ tưởng chừng như đơn giản đấy nhưng bạn phải gánh một nhiệm vụ ngốn hết thời gian của bạn hàng tuần, hàng tháng liền.

Tuy nhiên một quyển brochure (hay còn gọi là sổ giới thiệu) không hề phức tạp đến như vậy và không cần thiết phải làm phức tạp nó.

Nằm trong chiến lược marketing của một công ty, một cuốn brochure được thiết kế tốt là kết quả của một kế hoạch được chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu. Sau đây là những chỉ dẫn mang tính thực hành cao mà các nhà thiết kế tương lai cần biết:

Brainstorming

Làm brainstorming với những người chịu trách nhiệm chính trong việc thiết kế brochure, bao gồm nhà thiết kế, người viết lời, nhiếp ảnh gia, giám đốc dự án và những lãnh đạo đã bật đèn xanh cho dự án này. Điều này rất quan trọng cho những người ra quyết định và trong phần trường hợp sẽ tránh được chi phí cho việc viết lại và thiết kế lại.

Buổi brainstorming là giai đoạn quan trọng nhất, nó đòi hòi cả não trái và não phải của những người tham gia cùng hoạt động. Ellen Gray, giám đốc công ty truyền thông Gray Matters – một công ty về marketing và quan hệ công chúng ở Miami- giải thích về tính quyết định của buổi họp đầu tiên,

"Khách hàng thường có những tầm nhìn và trông đợi về cái mà họ muốn. Chúng tôi thảo luận cả về nội dung và hình thức, và quan trọng nhất là nhưng thông điệp mà họ muốn truyền đạt và công chúng mục tiêu của họ là ai."

Tom Salvo, giám đốc sáng tạo của HighGround Inc., một công ty quảng cáo dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, đưa ra quan điểm của mình:

"Chúng tôi làm brainstorm như một đội và ấn định một buổi thảo luận với khách hàng, người thiết kế và viết lời để phát triển chiến lược sáng tạo cho brochure. Tất cả các công việc được triển khai từng bước một với sự tham gia của khách hàng."

Xác định mục đích của brochure

Brochure giữ vai trò gì trong các nỗ lực marketing của bạn? – Nó có phải để hỗ trợ cho các nhân viên bán hàng? Để gửi thư? Là một phần trong bao bì? Một phần của cuộc triển lãm giới thiệu sản phẩm? Và nó phối hợp như thế nào với các nỗ lực marketing khác?

Xác định đối tượng và thông điệp.

Nó dành cho tất cả các khách hàng hay chỉ cho một phân đoạn nhất định? Loại người nào sẽ dọc chúng? Thông điệp phải tập trung vào sáng tạo? Hay kỹ thuật? Hay đơn giản là có sao nói vậy?

Tyler Blik, giám đốc công ty thiết kế Tyler Blik ở San Diego, California nói: "Hãy hiểu công chúng của bạn. Xác định thông điệp và những điểm chính yếu mà bạn muốn thực hiện và hãy tự hỏi mình rằng nó có phù hợp với toàn bộ mục tiêu và mục đích của công ty không?"

Hãy tính đến đối thủ cạnh tranh.

Linda Costa, giám đốc công ty WORDWISE, khuyên "Bạn phải chắc chắn rằng brochure phải giới thiệu một cách tốt nhất có thể công ty của bạn hoặc sản phẩm của bạn và từng chi tiết một phải làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh, không thì chí ít cũng phải bằng thế."

Costa khuyến khích khách hàng mang các quyển brochure của các đối thủ cạnh tranh tới buổi họp đầu tiên để có thể xác định được mức độ tối thiểu cần đạt tới của brochure.

Kinh phí của bạn tới chừng nào? Hãy tìm hiểu ngân sách cho dự án trong đó bao gồm cả việc in ấn. Nếu bạn phải tự lập ngân sách, bạn cần gặp nhà thiết kế, người viết lời, nhiếp ảnh gia và nhà in để có thể tổng hợp các thông tin về chi phí.

Không có một chi phí trung bình cho một cuốn brochure bới nó rất biến động tùy theo mức độ sáng tạo, loại giấy, màu sắc, khổ và dạng của brochure.

Tạo phần lời và thiết kế maket.

Việc quyết định liệu phần lời hay phần thiết kế sẽ làm trước là một câu hỏi hóc búa không kém câu hỏi gà hay trứng có trước. Phần lớn các chuyên gia đều đồng tình với việc phải có một sự đồng bộ. "Cả hai phần này nên làm cùng nhau và đồng thời là lý tưởng nhất. Nhiều lần chúng tôi phải nghĩ về từ ngữ cần được diễn đạt cùng lúc đang phát triển hình ảnh đằng sau thông điệp đó" Tyler Blik nói.

Tom Salvo thêm vào: "Đấy thực sự là một quá trình hợp tác mà thông thường yêu cầu cả phần lời và phần thiết kế phát sinh đồng thời."

Khi viết lời, tránh việc đưa quá nhiều thông tin chi tiết và vụn vặt về công ty vào brochure. Quan điểm là một quyển brochure để có được một cái nhìn bao quát và đạt được sự quan tâm rộng rãi chứ không trực tiếp làm phát sinh việc giao dịch mua bán. Với mục đích như vậy, hãy làm phần lời đơn giản và thích hợp với đối tượng nhắm tới.

Đừng đi vào khu rừng của những thuật ngữ khó hiểu và những trò chơi chữ. Và nếu bạn dùng từ quá thời thượng thì chúng cũng sẽ mau chóng trở nên lỗi thời.

Tyler Blik đồng tình: "Đừng cố gắng nói tất cả mọi thứ trong brochure. Nếu bạn muốn họ quan tâm, hãy tạo ra một lời kêu gọi hành động. Quá nhiều lần đội ngũ marketing và bán hàng làm rối tung cuốn brochure, mỗi trang họ lại đưa ra một thông điệp. Thật là một thứ hổ lốn."

Trước tiên cần phải có một maket (thông thường là phác thảo đầu tiên), phần lời hoàn chỉnh sẽ được thêm vào, và người thiết kế sẽ đưa ra những đề nghị về kích cỡ và kiểu dáng và màu sắc.

Một nhà thiết kế tốt quả là vô giá trong giai đoạn này, hãy nghe những lời khuyên của họ. Họ biết dùng màu nào, cỡ nào, dạng nào để tạo hiểu quả cho sản phẩm cuối cùng và kinh phí sẽ ra sao.

Các nhà thiết kế thường là các thực hành gia trong một ngành nghề cụ thể và có thể cho bạn ý tưởng về brochure sẽ so sánh và đối lập với đối thủ như thế nào.

Màu sắc

Màu sắc sẽ ảnh hưởng tới chi phí và hình thức của brochure hoàn chỉnh. Bạn có thể tiết kiệm được khối tiền bằng những sáng kiến về thiết kế và chỉ sử dụng hai màu. Hoặc bạn có thể sử dụng những hình ảnh yêu cầu quá trình sử lý in bốn màu.

Tom Salvo khuyên rằng "Màu sắc tối quan trọng cho một brochure thành công, nhưng nó phải hữu dụng và thực tiễn."

Đối với vấn đề màu sắc.

Tyler Blik nói "Đó là toàn bộ nội dung và biểu đạt nội dung. Một tác phẩm hai màu tuyệt vời luôn vượt lên trên các tác phẩm bốn màu tầm tầm. Tuy nhiên người ta đã chứng minh rằng 4 màu đạt được sự chú ý cao nhất."

Hãy cho các nhà in tham dự.

Các nhà in, cũng như các nhà thiết kế, có thể giúp đỡ rất nhiều trong việc đưa ra các gợi ý về bố cục của brochure. Theo Tyler Blik, nhà in nên tham gia vào quá trình ngay khi bắt đầu, "Đại diện của nhà in là đồng minh của bạn suốt toàn bộ quá trình. Sử dụng họ như bạn sử dụng giám đốc marketing, người viết và nhiếp ảnh gia."

Làm việc với nhà in của bạn ngay từ khi bắt đầu có thể tiết kiệm khối tiền và sức lực.

Linda Costa thường mời nhà in trước khi cô trình bản phác thảo cho khách hàng. Cô tìm kiếm những lời khuyên từ nhà in về loại giấy sử dụng, kích cỡ, bao bản có thể in trên một tờ giấy. "Đôi khi, bằng cách giảm kích cỡ chỉ 1 cm thôi, bạn có thể in được 2 bản trên một tờ thay vì một, và như vậy giảm đáng kể chi phí giấy," cô nói.

Costa thêm, "Chúng tôi luôn luôn hỏi các nhà in xem họ có gợi ý gì để giảm chi phí mà không ảnh hưởng tới chất lượng thiết kế. Bạn sẽ ngạc nhiên với các mánh khóe mà họ cho bạn."

In thử và in. Sau khi thống nhất tất cả các phần thiết kế và từ ngữ, đây là lúc in thử brochure của bạn. Tất cả những ai tham gia thiết kế không nên tham gia vào việc in thử. Một cách nào đó khó mà thấy được lỗi của chính mình. Hãy thuê môt ai đó đọc thử và đưa brochure cho các nhân viên trong công ty để họ xem với một con mắt "tươi mới".

Nhà thiết kế thường nên kiểm tra ngay tại nơi in và ngay trước khi in. Nhà thiết kế sẽ đảm bảo rằng màu sắc sẽ được in đúng và tất cả những chi tiết trong quá trình in ấn đã được xử lý tốt.

Sẵn sàng cho lần kế tiếp. Brochure của bạn cần được cập nhật theo thời gian. Hãy lưu giữ tất cả những thay đổi tiềm tàng và những phương thức cải tiến cho lần in tới.

Hãy tránh những lỗi thông thường!

Đừng tiết kiệm quá. Cũng tốt thôi khi bạn tiết kiệm tiền từ việc tham khảo ý kiến các nhà in và nhà thiết kế của riêng bạn. Nhưng đừng tiết kiệm đến mức thay đổi những điều cốt lõi của brochure, bằng không kết quả cuối cùng sẽ thể hiện rõ.

"Sai lầm thường gặp nhất của khách hàng là tin rằng chi phí quan trọng hơn là thuê một nhà chuyên nghiệp có kinh nghiệm và tiếng tăm."

Hãy lắng nghe các nhà chuyên nghiệp. Bạn đã thuê nhà thiết kế, người viết, nhiếp ảnh gia và nhà in trên cơ sở chuyên nghiệp của họ, vậy hãy lắng nghe lời họ. "Đôi khi các khách hàng có ý tưởng rất tốt về cái mà họ muốn khi thuê các chuyên gia bên ngoài nhưng họ lại không nói ra những ý tưởng của họ mà có thể là hiệu quả hơn," Elle Gray nói.

Hãy nghĩ rộng. Brochure của bạn chỉ là một thành phần của thông điệp marketing của bạn. Hãy đảm bảo nó đồng bộ với các yếu tố và phương tiện khác. "Các công ty thường không xem nó như là một phần trong toàn bộ chương trình truyền thông marketing," Linda Costa nói.

Cẩn thận khi tự làm. Thiết kế không chỉ đơn giản là cái máy tính mà bạn dùng, phần mềm bạn chạy. Có thể bạn tiết kiệm được khối tiền bằng việc sử dụng một phần mềm đồ họa mà không cần thuê nhà thiết kế.

Đấy là một hiểm họa. "Các phần mềm dễ sử dụng cho phép mọi người tự gán một cái mác nhà thiết kế nhưng rồi họ sẽ có một sản phẩm kém chuyên nghiệp, tẻ nhạt và không đặc trưng."

Nguồn IDEA4life

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Banner luôn là một phần quan trọng mang đến tính hiệu quả của việc truyền tải thông tin đến người xem. Do vậy những hình ảnh cần được lựa chọn và thiết kế ấn tượng kết hợp nội dung trên banner cần phải ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu đối với người xem.

Banner được chia thành 2 loại:

Banner quảng cáo tại các sự kiện (trong nhà cũng như ngoài trời) và Banner Quảng cáo trên Internet ( bao gồm Banner quảng cáo trên website và banner website)

Banner (hay Bandroll – Băng rôn) là một hình thức quảng cáo rất nhanh chóng và hiệu quả truyền thông cao. Đặc biệt đối với các chương trình, sự kiện văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội, các chương trình hội chợ, hội thảo, triển lãm, tuyển sinh, khuyến mãi … Việc thiết kế Banner (hay Bandroll – Băng rôn) tốt sẽ gây ấn tượng và thu hút người xem, qua đó thông tin nội dung cần quảng bá sẽ phổ biến rộng rãi.

Thiết kế banner quảng cáo

Banner luôn là một phần quan trọng mang đến tính hiệu quả của việc truyền tải thông tin đến người xem. Do vậy những hình ảnh cần được lựa chọn và thiết kế ấn tượng kết hợp nội dung trên banner cần phải ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu đối với người xem.

Banner được chia thành 2 loại:

Banner quảng cáo tại các sự kiện (trong nhà cũng như ngoài trời) và Banner Quảng cáo trên Internet ( bao gồm Banner quảng cáo trên website và banner website)

Banner (hay Bandroll – Băng rôn) là một hình thức quảng cáo rất nhanh chóng và hiệu quả truyền thông cao. Đặc biệt đối với các chương trình, sự kiện văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội, các chương trình hội chợ, hội thảo, triển lãm, tuyển sinh, khuyến mãi … Việc thiết kế Banner (hay Bandroll – Băng rôn) tốt sẽ gây ấn tượng và thu hút người xem, qua đó thông tin nội dung cần quảng bá sẽ phổ biến rộng rãi.

Thiết kế banner quảng cáo

Bạn đã từng xem bộ phim hành động “The Bourne Legacy” bao giờ chưa? Nếu đã từng xem có lẽ bạn sẽ không còn lạ lẫm gì với poster của bộ phim này, hiệu ứng khá bắt mắt đúng không nào? Và hôm nay chúng ta cùng nhau tạo hiệu ứng để làm cho ảnh giống với Poster Film: “The Bourne Legacy”.

Bourne-Legacy-VietDesigner.net-27 Tạo hiệu ứng ảnh giống với poster phim “The Bourne Legacy”

Poster của phim The Bourne Legacy

Bạn đã từng xem bộ phim hành động “The Bourne Legacy” bao giờ chưa? Nếu đã từng xem có lẽ bạn sẽ không còn lạ lẫm gì với poster của bộ phim này, hiệu ứng khá bắt mắt đúng không nào? Và hôm nay chúng ta cùng nhau tạo hiệu ứng để làm cho ảnh giống với Poster Film: “The Bourne Legacy”.

Bourne-Legacy-VietDesigner.net-27 Tạo hiệu ứng ảnh giống với poster phim “The Bourne Legacy”

Poster của phim The Bourne Legacy

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Bài viết từ Theindustry sẽ cho chúng ta biết một số dự đoán xu hướng thiết kế, tuy có những điều rõ ràng và một vài điều còn chưa chắc chắn. Chúng tôi thử liệt kê 13 xu hướng thiết kế mà chúng tôi hy vọng và cả kỳ vọng sẽ thấy chúng nhiều trong năm nay.

1. Thiết kế phẳng (Flat design)

Đây là một sự lựa chọn rất dễ đoán về những xu hướng sắp tới. Thiết kế phẳng là một kiểu thiết kế đối ngược với phong cách Skeumorphism mà Apple đã sử dụng trong thập kỷ qua.

Microsoft đã tiến hành với Windows 8 – hay còn gọi là Metro style trong vài năm, vậy bạn còn chờ đợi gì?

Một ứng dụng gần đây có tên Rise với kiểu thiết kế này gây ấn tượng tốt với người dùng bởi các yếu tố hoàn toàn phẳng, không có bất thứ điều gì tạo cảm giác 3 chiều.

Bài viết từ Theindustry sẽ cho chúng ta biết một số dự đoán xu hướng thiết kế, tuy có những điều rõ ràng và một vài điều còn chưa chắc chắn. Chúng tôi thử liệt kê 13 xu hướng thiết kế mà chúng tôi hy vọng và cả kỳ vọng sẽ thấy chúng nhiều trong năm nay.

1. Thiết kế phẳng (Flat design)

Đây là một sự lựa chọn rất dễ đoán về những xu hướng sắp tới. Thiết kế phẳng là một kiểu thiết kế đối ngược với phong cách Skeumorphism mà Apple đã sử dụng trong thập kỷ qua.

Microsoft đã tiến hành với Windows 8 – hay còn gọi là Metro style trong vài năm, vậy bạn còn chờ đợi gì?

Một ứng dụng gần đây có tên Rise với kiểu thiết kế này gây ấn tượng tốt với người dùng bởi các yếu tố hoàn toàn phẳng, không có bất thứ điều gì tạo cảm giác 3 chiều.

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Thiết kế nội thất Cũng như các nguyên lý phong thủy khác, sử dụng vật liệu trong nhà cửa là cả một quá trình và có nhiều nguyên tắc cần tuân thủ. Có rất nhiều tiêu chí nhưng tập trung cơ bản ở “5Đ”.

Đủ

Ngôi nhà không phải là nơi tập hợp, phô trương các chủng loại vật liệu, nhất là vật liệu hoàn thiện, ví dụ như quá nhiều mẫu gạch ốp lát, nhiều loại gỗ khác nhau… Chọn vật liệu vừa đủ, khai thác hết khả năng của vật liệu sẽ giúp nội khí toàn nhà luôn quân bình hơn là vật liệu chắp vá, thiếu đồng bộ hoặc quá dư thừa.

500x375-http-gallery.vatgia.com-gallery img-15-feg1278300364 Thiết kế nội thất với nguyên tắc  5Đ

Đúng

Vật liệu phải dùng đúng nơi đúng chỗ, trong – ngoài rạch ròi, tránh lẫn lộn hoặc dùng các vật liệu thiếu bền vững mà lại để tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt, vật liệu phải tương thích với không gian, ví dụ như phòng karaoke nên dùng vật liệu hút âm tốt như gỗ, tấm xốp, vải… hơn là dùng đá hay kính.

500x375-file-san-pham-noi-that2 1256093021 Thiết kế nội thất với nguyên tắc  5Đ

Đáng

Dùng vật liệu phù hợp với nhu cầu, điều kiện kinh tế, nếu không đáng phải sử dụng vật liệu đắt tiền thì nên cân nhắc. Đây cũng là yếu tố ngũ hư trong phong thủy truyền thống. Cha ông ta ngày xưa chọn vật liệu rất thích đáng, bền chắc mà vẫn rất giản dị theo quan điểm “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Cần giảm thiểu các tác động che phủ, ví dụ như lợp mái ngói, nếu không cần thiết mà lại đóng thêm trần thì vật liệu ngói chỉ còn tác dụng về mặt che chắn bên ngoài.

noithat11 Thiết kế nội thất với nguyên tắc  5Đ

Đẹp

Vẻ đẹp vật liệu làm nên vẻ đẹp ngôi nhà. Vật liệu đẹp trước tiên là vật liệu chân thực, được xử lý và tạo ra được các tố chất cơ bản của loại vật liệu đó, ví dụ như gỗ có vân hay vải có sớ. Mặt khác, vẻ đẹp vật liệu phải có một giá trị lưu giữ nhất định qua thời gian, đồng thời phải thuận tiện cho việc sử dụng và bảo trì sửa chữa. Và cũng không lẫn lộn vật liệu xây dựng với vật liệu làm đồ mỹ nghệ.

noithat-222 Thiết kế nội thất với nguyên tắc  5Đ

Độc

Nếu ngôi nhà khi xây dựng đã đạt được tất cả những tiêu chí trên, hãy chọn lựa thêm một chút vật liệu lạ, độc đáo để làm duyên mà vẫn không gây ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như phong cách chung. Vật liệu độc đáo kết hợp với một thiết kế nội thất tốt sẽ làm nên phong cách riêng của không gian và giúp nổi bật khí, tạo những điểm nhấn bên trong cũng như ngoài nhà.

seiken.vn 001 Thiết kế nội thất với nguyên tắc  5Đ

Nguồn iDEA4life

Thiết kế nội thất Cũng như các nguyên lý phong thủy khác, sử dụng vật liệu trong nhà cửa là cả một quá trình và có nhiều nguyên tắc cần tuân thủ. Có rất nhiều tiêu chí nhưng tập trung cơ bản ở “5Đ”.

Đủ

Ngôi nhà không phải là nơi tập hợp, phô trương các chủng loại vật liệu, nhất là vật liệu hoàn thiện, ví dụ như quá nhiều mẫu gạch ốp lát, nhiều loại gỗ khác nhau… Chọn vật liệu vừa đủ, khai thác hết khả năng của vật liệu sẽ giúp nội khí toàn nhà luôn quân bình hơn là vật liệu chắp vá, thiếu đồng bộ hoặc quá dư thừa.

500x375-http-gallery.vatgia.com-gallery img-15-feg1278300364 Thiết kế nội thất với nguyên tắc  5Đ

Đúng

Vật liệu phải dùng đúng nơi đúng chỗ, trong – ngoài rạch ròi, tránh lẫn lộn hoặc dùng các vật liệu thiếu bền vững mà lại để tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt, vật liệu phải tương thích với không gian, ví dụ như phòng karaoke nên dùng vật liệu hút âm tốt như gỗ, tấm xốp, vải… hơn là dùng đá hay kính.

500x375-file-san-pham-noi-that2 1256093021 Thiết kế nội thất với nguyên tắc  5Đ

Đáng

Dùng vật liệu phù hợp với nhu cầu, điều kiện kinh tế, nếu không đáng phải sử dụng vật liệu đắt tiền thì nên cân nhắc. Đây cũng là yếu tố ngũ hư trong phong thủy truyền thống. Cha ông ta ngày xưa chọn vật liệu rất thích đáng, bền chắc mà vẫn rất giản dị theo quan điểm “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Cần giảm thiểu các tác động che phủ, ví dụ như lợp mái ngói, nếu không cần thiết mà lại đóng thêm trần thì vật liệu ngói chỉ còn tác dụng về mặt che chắn bên ngoài.

noithat11 Thiết kế nội thất với nguyên tắc  5Đ

Đẹp

Vẻ đẹp vật liệu làm nên vẻ đẹp ngôi nhà. Vật liệu đẹp trước tiên là vật liệu chân thực, được xử lý và tạo ra được các tố chất cơ bản của loại vật liệu đó, ví dụ như gỗ có vân hay vải có sớ. Mặt khác, vẻ đẹp vật liệu phải có một giá trị lưu giữ nhất định qua thời gian, đồng thời phải thuận tiện cho việc sử dụng và bảo trì sửa chữa. Và cũng không lẫn lộn vật liệu xây dựng với vật liệu làm đồ mỹ nghệ.

noithat-222 Thiết kế nội thất với nguyên tắc  5Đ

Độc

Nếu ngôi nhà khi xây dựng đã đạt được tất cả những tiêu chí trên, hãy chọn lựa thêm một chút vật liệu lạ, độc đáo để làm duyên mà vẫn không gây ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như phong cách chung. Vật liệu độc đáo kết hợp với một thiết kế nội thất tốt sẽ làm nên phong cách riêng của không gian và giúp nổi bật khí, tạo những điểm nhấn bên trong cũng như ngoài nhà.

seiken.vn 001 Thiết kế nội thất với nguyên tắc  5Đ

Nguồn iDEA4life

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Sakimi Chan là một nghệ sĩ Digital Art còn rất trẻ, cô sinh năm 1991 và đến từ Canada.

Thietkedohoadep xin giới thiệu và chia sẻ cùng các bạn những tác phẩm tiêu biểu của Sakimi Chan.

0129 Những tác phẩm illustration tuyệt đẹp của Sakimi Chan

Sakimi Chan là một nghệ sĩ Digital Art còn rất trẻ, cô sinh năm 1991 và đến từ Canada.

Thietkedohoadep xin giới thiệu và chia sẻ cùng các bạn những tác phẩm tiêu biểu của Sakimi Chan.

0129 Những tác phẩm illustration tuyệt đẹp của Sakimi Chan

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Với một thiết kế logo tốt, các khách hàng tiềm năng có thể thấy ngay được công ty của bạn sẽ đem lại cho họ những gì. Logo là cách giới thiệu bằng hình ảnh về công ty bạn. Ví dụ chữ M hình cánh cổng màu vàng của Mc Donal, hoặc hình boomerang của Nike – là hai logo rất ấn tượng thể hiện rõ rệt các hãng này.

Các dạng logo

Nhìn chung, có ba loại logo. Thứ nhất là các logo dạng chữ. Ví dụ các logo của IBM, Microsoft và Sony sử dụng các kiểu chữ được viết cách điệu trông rất ấn tượng. Thứ hai là các logo sử dụng hình ảnh để giới thiệu lĩnh vực kinh doanh của công ty, ví dụ như một công ty chuyên sơn nhà sử dụng hình ảnh của một cái chổi trên logo của nó. Và cuối cùng là các logo đồ hoạ trừu tượng, ví dụ logo hình boomerang của Nike. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực marketing, loại logo này chỉ có ý nghĩa khi công ty có thể truyền tải được những thông điệp về công ty tới các khách hàng thông qua những liên tưởng mà nó đi kèm. Tuy nhiên, việc xây dựng cây cầu tinh thần đó tốn kém về cả thời gian và tiền bạc. Logo boomerang của Nike chẳng có mấy ý nghĩa ngoài những gì đã được tạo ra theo năm tháng bằng những nỗ lực tiếp thị quảng bá đã chuyển tải logo này thành một "dấu hiệu nhận biết" cho một phong cách thể thao.

Với các công ty đang phát triển thì việc tạo ra những liên tưởng như vậy không dễ, do vậy họ thường chọn  thiết kế logo minh hoạ được hoạt động của công ty.

professionallogodesign LOGO – Những điều doanh nghiệp nên biết khi xây dựng thương hiệu

Bắt đầu
Trước khi phác hoạ, bạn hãy chỉ rõ thông điệp mà bạn muốn truyền tải thông qua logo của mình. Hãy thử viết một câu về hình tượng và khẩu hiệu của công ty để giúp bạn tập trung nỗ lực. Và hãy tuân theo khẩu hiệu này trong khi bạn thiết kế logo.

Nhưng như vậy cũng có thể chưa đủ để cho bạn bắt đầu. Sau đây là một vài lưu ý giúp bạn tạo ra một logo thích hợp cho công ty .

Xem xét logo của các công ty khác trong cùng lĩnh vực với công ty của bạn. Các công ty cạnh tranh sử dụng các hình ảnh liền khối, vừa phải, hay các khối đồ hoạ và màu sặc sỡ? Hãy thử nghĩ xem bạn muốn logo của mình phải khác logo của họ như thế nào.

Tập trung vào thông điệp của bạn.

Quyết định những gì bạn muốn giới thiệu về công ty mình. Những gì làm cho nó độc đáo so với các công ty cạnh tranh? Tính chất của đối tượng mà bạn đang hướng tới là gì? Những yếu tố này đóng một vai trò quan trọng trong suốt quá trình thiết kế mới haythiết kế lại logo.

Làm cho nó đẹp và thiết thực.
Logo của bạn phải sử dụng được trên danh thiếp của bạn cũng như trên thành một chiếc xe tải. Một logo tốt thì có thể phóng to, thu nhỏ, dễ tạo, dễ nhớ và dễ phân biệt. Hình tượng thì tốt hơn ảnh do ảnh có thể không rõ nếu phóng to hoặc thu nhỏ đáng kể. Và cũng cần đảm bảo cho logo có thể được sao lại dưới dạng đen trắng để có thể gửi fax, hoặc sử dụng một cách hiệu quả như đối với logo màu.

Tên gọi công ty của bạn sẽ ảnh hưởng đến  thiết kế logo.
Nếu tên công ty của bạn là "D.C. Jewelers" thì bạn sẽ muốn dùng một kiểu phông chữ hoa kiểu cách để nêu bật lên các chữ cái (đặc biệt nếu tên của công ty bạn cấu thành từ các chữ cái viết tắt). Với một công ty có tên "công ty In Tia Chớp", thì logo có thể nêu bật một liên tưởng sáng tạo nào đó của một tia chớp.

Không dùng các mẫu sẵn có.

Dù rất lôi cuốn nhưng các mẫu có sẵn có thể bị sao chép dễ dàng. Sản phẩm nguyên bản không những tạo ra một thông điệp ấn tượng về công ty của bạn mà còn làm cho công ty của bạn phân biệt với các công ty khác.

Tránh các phong cách chạy theo mốt.

Nếu bạn thiết kế lại logo cũ của mình, có thể bạn sẽ gây bối rối cho khách hàng, hoặc tệ hơn là làm cho logo thay đổi từ từ, thời gian có thể lên tới hàng năm. Tuy nhiên, không nên thay đổi logo nhiều lần. Tốt nhất bạn nên chọn một logo có thể tồn tại trong vòng 10 đến 20 năm, hoặc có thể lâu hơn. Đó là tiêu chuẩn của một logo tốt.

Màu sắc
Một điều bạn cần phải cân nhắc là việc tạo màu cho logo trên các chất liệu khác nhau sẽ rất tốn kém. Nhìn logo năm màu của bạn thật tuyệt, nhưng sẽ không còn hấp dẫn nữa khi bạn phải tính đến chi phí để in trên giấy. Nó cũng không tốt trên các chất liệu chỉ cho phép thể hiện một hoặc hai màu. Cố gắng không dùng quá 3 màu trừ khi bạn thấy thực sự cần thiết.

Logo của bạn có thể xuất hiện trên biển hiệu, quảng cáo, tài liệu, phương tiện chuyên chở và bao bì… Chú ý là một số trong số  đó bị giới hạn về màu sắc. Bạn hãy xem xét logo của bạn dưới các dạng một màu, hai màu và ba màu.

Thuê người thiết kế
Trong khi việc bạn nghĩ ra các ý tưởng về logo của mình là một bước quan trọng trong việc tạo ra hình ảnh cho công ty bạn thì việc tự bạn cố thử tạo ra một logo một cách hoàn chỉnh sẽ là một sai lầm. Cách tốt nhất là thuê một công ty thiết kế chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần biết rằng có hàng ngàn người thiết kế hành nghề tự do có thể lấy giá thấp hơn nhiều. Những công ty có ngân sách hạn hẹp nên tham khảo kỹ để tìm ra một nhà thiết kế phù hợp.

Nhưng đừng thuê ai đó chỉ vì giá thấp. Hãy tìm một nhà thiết kế quen thuộc với lĩnh vực của bạn. Nếu giá vẫn quá cao, "hãy nhớ rằng một logo tốt có thể tồn tại trong vòng 10 năm. Nếu bạn xem xét rằng việc trả dần chi phí đó trong khoảng thời gian 10 năm thì giá đó dường như cũng không tồi".

Sử dụng và gìn giữ logo của bạn
Khi bạn đã tạo được một logo mà thông qua đó người tiêu dùng thấy được lĩnh vực kinh doanh của công ty bạn, bạn đừng quên đăng ký xác lập quyền cho nó để tránh việc các công ty khác sử dụng.

Sau khi logo của bạn được Nhà nước bảo hộ, bạn có thể sử dụng logo này trong quảng cáo, trên các loại giấy tờ giao dịch, trên sản phẩm…. nhằm tạo hình ảnh của công ty của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết rằng, việc xây dựng logo cũng chỉ là một khâu trong bước đầu của việc phát triển thương hiệu của công ty bạn.

Nguồn thietkedohoadep.com

Với một thiết kế logo tốt, các khách hàng tiềm năng có thể thấy ngay được công ty của bạn sẽ đem lại cho họ những gì. Logo là cách giới thiệu bằng hình ảnh về công ty bạn. Ví dụ chữ M hình cánh cổng màu vàng của Mc Donal, hoặc hình boomerang của Nike – là hai logo rất ấn tượng thể hiện rõ rệt các hãng này.

Các dạng logo

Nhìn chung, có ba loại logo. Thứ nhất là các logo dạng chữ. Ví dụ các logo của IBM, Microsoft và Sony sử dụng các kiểu chữ được viết cách điệu trông rất ấn tượng. Thứ hai là các logo sử dụng hình ảnh để giới thiệu lĩnh vực kinh doanh của công ty, ví dụ như một công ty chuyên sơn nhà sử dụng hình ảnh của một cái chổi trên logo của nó. Và cuối cùng là các logo đồ hoạ trừu tượng, ví dụ logo hình boomerang của Nike. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực marketing, loại logo này chỉ có ý nghĩa khi công ty có thể truyền tải được những thông điệp về công ty tới các khách hàng thông qua những liên tưởng mà nó đi kèm. Tuy nhiên, việc xây dựng cây cầu tinh thần đó tốn kém về cả thời gian và tiền bạc. Logo boomerang của Nike chẳng có mấy ý nghĩa ngoài những gì đã được tạo ra theo năm tháng bằng những nỗ lực tiếp thị quảng bá đã chuyển tải logo này thành một "dấu hiệu nhận biết" cho một phong cách thể thao.

Với các công ty đang phát triển thì việc tạo ra những liên tưởng như vậy không dễ, do vậy họ thường chọn  thiết kế logo minh hoạ được hoạt động của công ty.

professionallogodesign LOGO – Những điều doanh nghiệp nên biết khi xây dựng thương hiệu

Bắt đầu
Trước khi phác hoạ, bạn hãy chỉ rõ thông điệp mà bạn muốn truyền tải thông qua logo của mình. Hãy thử viết một câu về hình tượng và khẩu hiệu của công ty để giúp bạn tập trung nỗ lực. Và hãy tuân theo khẩu hiệu này trong khi bạn thiết kế logo.

Nhưng như vậy cũng có thể chưa đủ để cho bạn bắt đầu. Sau đây là một vài lưu ý giúp bạn tạo ra một logo thích hợp cho công ty .

Xem xét logo của các công ty khác trong cùng lĩnh vực với công ty của bạn. Các công ty cạnh tranh sử dụng các hình ảnh liền khối, vừa phải, hay các khối đồ hoạ và màu sặc sỡ? Hãy thử nghĩ xem bạn muốn logo của mình phải khác logo của họ như thế nào.

Tập trung vào thông điệp của bạn.

Quyết định những gì bạn muốn giới thiệu về công ty mình. Những gì làm cho nó độc đáo so với các công ty cạnh tranh? Tính chất của đối tượng mà bạn đang hướng tới là gì? Những yếu tố này đóng một vai trò quan trọng trong suốt quá trình thiết kế mới haythiết kế lại logo.

Làm cho nó đẹp và thiết thực.
Logo của bạn phải sử dụng được trên danh thiếp của bạn cũng như trên thành một chiếc xe tải. Một logo tốt thì có thể phóng to, thu nhỏ, dễ tạo, dễ nhớ và dễ phân biệt. Hình tượng thì tốt hơn ảnh do ảnh có thể không rõ nếu phóng to hoặc thu nhỏ đáng kể. Và cũng cần đảm bảo cho logo có thể được sao lại dưới dạng đen trắng để có thể gửi fax, hoặc sử dụng một cách hiệu quả như đối với logo màu.

Tên gọi công ty của bạn sẽ ảnh hưởng đến  thiết kế logo.
Nếu tên công ty của bạn là "D.C. Jewelers" thì bạn sẽ muốn dùng một kiểu phông chữ hoa kiểu cách để nêu bật lên các chữ cái (đặc biệt nếu tên của công ty bạn cấu thành từ các chữ cái viết tắt). Với một công ty có tên "công ty In Tia Chớp", thì logo có thể nêu bật một liên tưởng sáng tạo nào đó của một tia chớp.

Không dùng các mẫu sẵn có.

Dù rất lôi cuốn nhưng các mẫu có sẵn có thể bị sao chép dễ dàng. Sản phẩm nguyên bản không những tạo ra một thông điệp ấn tượng về công ty của bạn mà còn làm cho công ty của bạn phân biệt với các công ty khác.

Tránh các phong cách chạy theo mốt.

Nếu bạn thiết kế lại logo cũ của mình, có thể bạn sẽ gây bối rối cho khách hàng, hoặc tệ hơn là làm cho logo thay đổi từ từ, thời gian có thể lên tới hàng năm. Tuy nhiên, không nên thay đổi logo nhiều lần. Tốt nhất bạn nên chọn một logo có thể tồn tại trong vòng 10 đến 20 năm, hoặc có thể lâu hơn. Đó là tiêu chuẩn của một logo tốt.

Màu sắc
Một điều bạn cần phải cân nhắc là việc tạo màu cho logo trên các chất liệu khác nhau sẽ rất tốn kém. Nhìn logo năm màu của bạn thật tuyệt, nhưng sẽ không còn hấp dẫn nữa khi bạn phải tính đến chi phí để in trên giấy. Nó cũng không tốt trên các chất liệu chỉ cho phép thể hiện một hoặc hai màu. Cố gắng không dùng quá 3 màu trừ khi bạn thấy thực sự cần thiết.

Logo của bạn có thể xuất hiện trên biển hiệu, quảng cáo, tài liệu, phương tiện chuyên chở và bao bì… Chú ý là một số trong số  đó bị giới hạn về màu sắc. Bạn hãy xem xét logo của bạn dưới các dạng một màu, hai màu và ba màu.

Thuê người thiết kế
Trong khi việc bạn nghĩ ra các ý tưởng về logo của mình là một bước quan trọng trong việc tạo ra hình ảnh cho công ty bạn thì việc tự bạn cố thử tạo ra một logo một cách hoàn chỉnh sẽ là một sai lầm. Cách tốt nhất là thuê một công ty thiết kế chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần biết rằng có hàng ngàn người thiết kế hành nghề tự do có thể lấy giá thấp hơn nhiều. Những công ty có ngân sách hạn hẹp nên tham khảo kỹ để tìm ra một nhà thiết kế phù hợp.

Nhưng đừng thuê ai đó chỉ vì giá thấp. Hãy tìm một nhà thiết kế quen thuộc với lĩnh vực của bạn. Nếu giá vẫn quá cao, "hãy nhớ rằng một logo tốt có thể tồn tại trong vòng 10 năm. Nếu bạn xem xét rằng việc trả dần chi phí đó trong khoảng thời gian 10 năm thì giá đó dường như cũng không tồi".

Sử dụng và gìn giữ logo của bạn
Khi bạn đã tạo được một logo mà thông qua đó người tiêu dùng thấy được lĩnh vực kinh doanh của công ty bạn, bạn đừng quên đăng ký xác lập quyền cho nó để tránh việc các công ty khác sử dụng.

Sau khi logo của bạn được Nhà nước bảo hộ, bạn có thể sử dụng logo này trong quảng cáo, trên các loại giấy tờ giao dịch, trên sản phẩm…. nhằm tạo hình ảnh của công ty của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết rằng, việc xây dựng logo cũng chỉ là một khâu trong bước đầu của việc phát triển thương hiệu của công ty bạn.

Nguồn thietkedohoadep.com

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Hôm nay IDea4life xin giới thiệu đến các bạn 1 bộ sưu tầm typography của tác giả Sion junghwan. Đó là một bộ typography lấy cảm hứng từ đồ chơi kết hợp với 3D và chữ tạo nên những tác phẩm typography thật đẹp. Nào chúng ta cùng thưởng thức nhé:


IDea4life typography_10_.png
IDea4life typography_11_.png
IDea4life typography_12_.png
IDea4life typography_13_.png
IDea4life typography_14_.png
IDea4life typography_15_.png
IDea4life typography_16_.png
IDea4life typography_17_.png
IDea4life typography_1_.png
IDea4life typography_2_.png
IDea4life typography_3_.png
IDea4life typography_4_.png
IDea4life typography_5_.png
IDea4life typography_6_.png
IDea4life typography_7_.png
IDea4life typography_8_.png

Hôm nay IDea4life xin giới thiệu đến các bạn 1 bộ sưu tầm typography của tác giả Sion junghwan. Đó là một bộ typography lấy cảm hứng từ đồ chơi kết hợp với 3D và chữ tạo nên những tác phẩm typography thật đẹp. Nào chúng ta cùng thưởng thức nhé:


IDea4life typography_10_.png
IDea4life typography_11_.png
IDea4life typography_12_.png
IDea4life typography_13_.png
IDea4life typography_14_.png
IDea4life typography_15_.png
IDea4life typography_16_.png
IDea4life typography_17_.png
IDea4life typography_1_.png
IDea4life typography_2_.png
IDea4life typography_3_.png
IDea4life typography_4_.png
IDea4life typography_5_.png
IDea4life typography_6_.png
IDea4life typography_7_.png
IDea4life typography_8_.png

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Chụp ảnh Macro đòi hỏi những nhiếp ảnh gia phải rất kiên nhẫn, bên cạnh những ống kinh chuyên biệt để thực hiện việc này. Chú ý tới DOF (độ sâu của ảnh) và yếu tố phóng đại của đối tượng là những gì cần thiết
























































Chụp ảnh Macro đòi hỏi những nhiếp ảnh gia phải rất kiên nhẫn, bên cạnh những ống kinh chuyên biệt để thực hiện việc này. Chú ý tới DOF (độ sâu của ảnh) và yếu tố phóng đại của đối tượng là những gì cần thiết